Bạn đang dự tính đi dạy Toán cho học các cấp. Bạn có kiến thức rất vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đầu và phải làm như thế nào. Bạn muốn giúp học sinh học tập hiệu quả và bản thân bạn sẽ gặp thuận lợi trong công việc và không muốn bị gãy lớp. Bạn an tâm, ngay tại đây sẽ là những chia sẻ về kinh nghiệm làm gia sư dạy Toán cho học sinh, đây là những chia sẻ đến từ đội ngũ giáo viên Toán giàu kinh nghiệm. Xin mời bạn tham khảo.
-
1. Kinh nghiệm làm gia sư dạy Toán
- Trước hết, phải tự kiểm tra lại bản thân mình còn vững, còn nhớ kiến thức môn Toán lớp mấy hoặc cấp mấy hay từ lớp nào đến lớp nào. Xem khả năng có đáp ứng được hay không và nên ôn tập lại tất cả hoặc ôn lại môn Toán của từng khối lớp mà bạn cho rằng bạn còn nhớ kiến thức nhiều nhất.
- Tiếp theo, bạn nên biết được những mong muốn của học sinh, phụ huynh khi cần bạn đến dạy là gì, bạn xem tại bài viết: gia sư dạy kèm Toán mang lại lợi ích gì cho học sinh. Từ đó, bạn phải xác định được trách nhiệm của bạn trong việc dạy Toán.
- Bạn có thể tự tìm lớp dạy Toán ở các Group cộng đồng gia sư hoặc liên hệ trung tâm gia sư để nhận lớp phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần phải hỏi đến lịch dạy, thời gian, số buổi, học phí, đặc biệt là khả năng học Toán, mục tiêu môn Toán của học sinh, những yêu cầu gì từ học sinh và phụ huynh dành cho gia sư. Khi bạn hỏi chi tiết về học sinh và phụ huynh, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc dạy Toán.
- Ngay lúc này, dựa vào những kinh nghiệm, kiến thức vốn có của bạn thì bạn nên bắt đầu soạn giáo án theo nội dung bài học của môn Toán mà học sinh đã và đang học. Nên nhớ phải soạn từ 3-4 bài, 1 phần là để củng cố lại cho học sinh, 1 phần là bài học mới.
- Bạn có thể dowload giáo án mẫu dạy Toán của lớp hiện tại hoặc mua sách giáo viên về mà tham khảo bài giảng mẫu. Từ đó, bạn phải xem thật kĩ các nội dung bên trong và tương ứng với nội dung học theo SGK Toán của các bé. Sau khi đã xem các nội dung, bạn phải tập giảng, tự rèn luyện khả năng dạy của bạn khi còn ở nhà và trước khi đi dạy.
- Bạn nên tập dạy nhiều vào, thuộc giáo án, nắm rõ mọi ngõ ngách của các nội dung sẽ dạy, rèn khả năng giảng bài, phân tích, lập luận, hướng dẫn và tổng kết. Đặc biệt là phải chú ý đến lời giảng, giọng nói phải có điểm nhấn, không nên giảng bài theo chất giọng bình bình vì dễ làm học sinh buồn ngủ.
- Bạn cũng có thể tự dạy cho em, cháu của mình trước đi dạy. Đặc biệt, nên nghe sự góp ý từ các em, các cháu hoặc người thân của mình về cách mà mình dạy. Bạn phải nhờ họ hãy góp ý thành thật, bạn cũng nên nói trước là bạn sẽ rất bình thường và tích cực để lắng nghe. Nên chấp nhận nghe những lời phê phán nhiều vào, vì nó giúp bạn rút ra được nhiều bài học bổ ích sau này để bạn tiến bộ hơn, kinh nghiệm hơn và giỏi hơn nhé.
- Khi bạn đã có được những sự cải thiện đáng kể, thì lúc bấy giờ chúng tôi tin là bạn sẽ tự tin hơn để đi dạy tại nhà của phụ huynh. Tuy nhiên, bạn cũng cần lắng nghe thêm những chia sẻ dưới đây:
+ Bạn phải đi sớm hơn 15 phút vào mỗi buổi dạy, để tiếp xúc với học trò, hỏi thăm về các vấn đề học của học sinh, đặc biệt quan tâm đến những khó khăn hiện có của các em trong việc học Toán.
+ Bạn phải nhớ, tác phong đi dạy phải chuẩn mực nhé, đây là điểm + đầu tiên để học sinh và phụ huynh đánh giá cao về bạn.
+ Thời gian đầu buổi, cần hỏi hôm nay học sinh đã học những bài nào, học tới đâu rồi, sau đó bạn nên kiểm tra lại bài mà học sinh đã học để củng cố, hướng dẫn, giúp học sinh hiểu sâu hơn bài học trên lớp và giúp các em làm tốt, chính xác những câu hỏi, bài tập về nhà.
+ Với mỗi khả năng tiếp thu của học sinh và học lực của học sinh, bạn cần có giáo án phù hợp, tốc độ dạy phù hợp, phương pháp dạy phù hợp.
+ Học sinh học yếu, trung bình, khả năng tiếp thu chậm chắc chắn là những bạn bị hỏng kiến thức Toán,.. lúc này bạn phải dạy chậm, chắc, hỏi học sinh đã hiểu chưa, chưa hiểu, chưa rõ thì phải dạy lại. Đặc biệt, bạn phải vừa kết hợp song song vừa hướng dẫn bài đang học và phải vừa củng cố lại kiến thức mà các em đã bị hỏng.
+ Học sinh học khá, giỏi, chắc chắn mọi thứ sẽ tốt, bạn nên có tốc độ dạy nhanh hơn để phù hợp với khả năng tiếp thu của các em học sinh, nhưng phải đảm bảo rằng, học sinh đã nắm chắc nội dung học trên lớp và bài tập toán về nhà.
+ Sau khi đã dạy xong bài học, bạn nên hệ thống hóa kiến thức, rà sót lại lỗ hỏng kiến thức cho các em học sinh, đưa ra những lời khen ngợi, những lưu ý để các em cần tránh và cải thiện.
+ Với học sinh ít hợp tác, bạn nên có phương pháp mềm mỏng hoặc cứng rắn tùy tình hình, phải hiểu tâm lý của học sinh. Nếu sự kiên trì của bạn đã hơn 1 tháng mà chưa hiệu quả, bạn nên trao đổi với cha mẹ của học sinh.
+ Tiếp theo, bạn nên hỗ trợ học sinh soạn bài học mới, hiểu bài mới, làm tốt các bài tập toán mới trước khi đến lớp, việc này giúp học sinh theo kịp bài trên lớp do thầy cô giáo bộ môn Toán dạy.
+ Bạn phải luôn là người quan tâm, đôn đốc, nhắc nhở việc học của các em học sinh.
+ Đến ngày thi cử, bạn tập trung ôn luyện cho các em theo đề cương mà giáo viên toán trên lớp đã cho.
+ Suốt buổi dạy, bạn không nên làm việc riêng (chơi game, bấm điện thoại, tra cứu,..) vì đây là những sai phạm có thể bị phụ huynh cho nghỉ việc.
+ Kết thúc buổi học, bạn cũng nên dặn học sinh phải như thế này, phải như thế kia,… có thể thấy là áp lực, nhưng với lời nói, lời dặn nhẹ nhàng mà bạn dành cho học sinh, các em sẽ cảm thấy được sự quan tâm của bạn là tích cực, là tốt cho bản thân các em.
+ Bạn ra về và không nên quên đi việc chào người nhà của học sinh, đó là phép lịch sự tối thiểu nhé các bạn.
-
2. Nội dung Toán nên dạy
- Bạn nên bám sát vô nội dung bài học trong SGK Toán mà bé đang học theo các bộ sách: Chân Trời Sáng Tạo, Cánh Diều, Kết Nối Tri Thức.
- Bám sát vô đề cương môn Toán của học sinh.
- Bám sát vô sách bài tập Toán trên lớp của học sinh.
- Chỉ nên mở rộng kiến thức và nâng cao khi học sinh có học lực khá, giỏi và nên bổ sung vào cuối buổi học khi học sinh đã làm tốt, học tốt mọi bài học trong SGK trước đó.
- Bạn phải dạy theo nội dung mà học sinh, phụ huynh có nhu cầu học, không nên dạy theo những giáo trình lệch kiến thức, không liên quan và vô bổ.
-
3. Lưu ý khi đi dạy Toán
- Đi dạy đúng giờ, không về sớm, không nghỉ ngang, không hẹn tới hẹn lui, không xin vắng dạy, không gây ra sự gián đoan trong việc học của học sinh.
- Thu học phí vào cuối tháng, khéo léo trong cách thu, vì bạn còn đi dạy lâu dài cho học sinh, mọi thứ phải vui vẻ, hiệu quả.
- Bạn cần kiên nhẫn với học sinh học chậm, không nên dùng những lời lẽ xúc phạm học sinh, không nên có những tác động vật lý dù là nhỏ nhất.
- Giữ khoảng cách chuẩn mực với học sinh dù ban là người cùng giới hoặc khác giới tính với học sinh.
Trên đây là tất cả những chia sẻ của giáo viên dạy Toán, có hơn 16 năm dạy tại TPHCM. Gia sư Thành Tài cùng tập thể sư phạm Toán rất hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn thêm kinh nghiệm. Chúc bạn làm tốt công việc dạy kèm Toán nhé!
4. Những bài viết hữu ích khác về kinh nghiệm dạy
- Bạn có thể Đăng ký làm gia sư tại Thành Tài
- Trọn bộ cẩm nang dành gia cho gia sư
- Kinh nghiệm làm gia sư dạy môn Sinh
- Kinh nghiệm làm gia sư dạy Hóa
- Kinh nghiệm làm gia sư dạy Lý